CE trong chứng khoán là gì? Cách phân tích và chọn đúng CE

Các nhà đầu tư mới hoặc những người đang tìm hiểu về thị trường sẽ cần nắm rõ được CE là gì để có thể dễ dàng hơn trong việc đọc bảng giá chứng khoán và ra quyết định đầu tư. ACC mời bạn tham khảo bài viết Cổ phiếu CE trong chứng khoán là gì? Cách phân tích CE

1. CE trong chứng khoán là gì

CE là mức giá cao nhất của một cổ phiếu mà nhà đầu từ có thể đặt lệnh mua hoặc bán trong ngày giao dịch. CE là từ viết tắt của cụm từ Celling có nghĩa là giá trần, một cổ phiếu sẽ có giới hạn biên độ về giá trong mỗi phiên giao dịch, khi giá của cổ phiếu tăng đến hết biên độ trong phiên hôm đó thì gọi là đạt giá trần hoặc giá tím do cột giá trần được thể hiện trên bảng giá chứng khoán bởi màu tím.

Bảng giá

Giá trần (CE) không cố định mà thay đổi theo từng ngày giao dịch với các mức khác nhau. Vì vậy để nắm bắt một cách chính xác, nhà đầu tư cần theo dõi thường xuyên bảng giá.

  Private Equity là gì? 3 đặc điểm về Private Equity?

Bảng giá chứng khoán được hiểu là một bảng thống kê giá chứng khoán và chốt lại giá của các cổ phiếu, bao gồm các thông tin sau:

  • Các mã cổ phiếu: là sản phẩm để mua bán trên thị trường chứng khoán
  • Mã tham chiếu
  • Giá trần (CE)
  • Giá sàn
  • Tổng khối lượng giao dịch
  • Các bên mua hay còn được gọi là các bên dư mua hoặc các bên chờ mua cổ phiếu
  • Các bên bán hay còn được gọi là các bên dư bán hoặc các bên đợi bán cổ phiếu
  • Khớp lệnh và giá khớp lệnh
  • Giá cổ phiếu

2. Cách tính giá CE trong chứng khoán

Giá CE trong chứng khoán đóng vai trò quan trọng giúp gia tăng lợi nhuận cho nhà đầu tư khi ra được quyết định mua bán cổ phiếu đúng thời điểm. Để áp dụng được CE hiệu quả nhà đầu tư cần biết công thức tính giá CE.

Giá CE được tính dựa trên hai thông số: giá tham chiếu và biên độ giao động

Công thức tính CE:

CE = Giá tham chiếu + biên độ giao động

Giá tham chiếu là giá hiển thị màu vàng trên bảng điện tử.

Quy định về cách tính giá tham chiếu của sàn HNX và HOSE là mức giá đóng cửa của cổ phiếu trong ngày giao dịch liền trước. Đối với sàn Upcom giá tham chiếu được tính là trung bình cộng các mức giá giao dịch lô chẵn được khớp lệnh của ngày giao dịch liền trước.

  Lãi suy giảm trên cổ phiếu là gì? Xác định lãi suy giảm trên cổ phiếu?

Biên độ giao động giá là số % của giá cổ phiếu có thể gia tăng, hoặc giảm ở trong một phiên giao dịch. Mức độ giao dịch tùy vào quy định của từng sàn, HOSE quy định biên độ giao động là 7%, HNX là 10%, Upcom là 15%.

Ví dụ: Cổ phiếu của ngân hàng Techcombank (TCB) trên sàn HOSE giá đóng cửa phiên giao dịch ngày 4/4 là 45.000 VNĐ/ cổ phiếu, biên độ giá HOSE quy định là 7% Giá tham chiếu ngày tiếp theo 5/4 sẽ là 45.000 VNĐ. Giá trần của TCB vào ngày 5/4 sẽ là 48.200 VNĐ ( +7%). Giá sàn của TCB ngày 5/4 là 42.000 VNĐ (-7%)

Sau khi tính toán xong thông thường thì CE sẽ khá lẻ cho nên giá trần sẽ được làm tròn số.

Nguyên tắc làm tròn giá trần CE người chơi chứng khoán cần phải biết:

Giá trị của biên độ phù hợp với quy định của bước giá chia hết.

Giá trị của biên độ làm tròn bé hơn giá trị của biên độ lý thuyết nhân với % biên độ theo quy định của từng sàn giao dịch.

3. Ý nghĩa và cách vận dụng CE trong chứng khoán

Ý nghĩa của CE cho thị trường chứng khoán là:

Giúp ổn định thị trường: Quy định về mức giá CE sẽ tránh được việc người bán đẩy quá lên quá cao và xuất hiện nhiều mức giá khác nhau cho một mã cổ phiếu. Điều này giúp ổn định và cân bằng thị trường.

  Jesse Livermore là ai? 21 nguyên tắc của “con gấu vĩ đại nhất phố Wall”

Tạo ra sự nhất quán, minh bạch, cân bằng: Không quy định về giá trần sẽ khiến các nhà đầu tư thả giá, đẩy giá khiến cho giá cổ phiếu bị lên xuống thất thường, thiếu sự nhất quán khiến thị trường mất đi sự cân bằng gây ảnh hưởng nhiều tới nhà đầu tư.

Ý nghĩa của CE đối với các nhà đầu tư đó là giúp họ đưa ra các quyết định giao dịch phù hợp nhất trong phiên giao dịch. Nhờ CE nhà đầu tư có thể xác định nên mua cổ phiếu nào hoặc bán cổ phiếu nào trong phiên ngày hôm đó. Giá CE là một trong những kiến thức chứng khoán cơ bản mà nhà đầu tư cần nắm rõ để gặt hái nhiều thành công hơn trên thị trường.

Với những ý nghĩa nêu trên, chỉ số giá CE đóng vai trò quyết định trực tiếp đến thời điểm mua hay là bán cổ phiếu trong phiên giao dịch, nhà đầu tư thường sử dụng mức giá này để biết nên mua hay bán loại cổ phiếu nào, điều này cũng quyết định lãi hay lỗ trong quá trình giao dịch cổ phiếu.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Chứng Khoán

Similar Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *