Hệ số Beta là gì? Tại sao phải chú ý đến chỉ số này khi đầu tư?

Hệ số beta trong chứng khoán có thể coi là thước đo rủi ro thị trường của một cổ phiếu. Tìm hiểu hệ số beta có vai trò gì, cách tính ra sao và có những hạn chế gì tại bài viết này nhé!

Hệ số beta chứng khoán là gì?

Hệ số beta chứng khoán là hệ số đo lường mức biến động hay còn gọi là thước đo rủi ro hệ thống của một chứng khoán hay một danh mục đầu tư trong tương quan với  toàn bộ thị trường chứng khoán.

Hiểu đơn giản, hệ số beta chứng khoán là hệ số đo lường mức độ rủi ro của một cổ phiếu cụ thể hay một danh mục đầu tư với mức độ rủi ro chung của thị trường chứng khoán. Qua đó nhà đầu tư có thể xác định được đối tượng đầu tư phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro của mình.

Công thức tính beta

Hệ số beta (β) = Cov (Re, Rm) / Var (Rm)

Trong đó

  • Re: tỷ suất sinh lời của chứng khoán e
  • Rm: tỷ suất sinh lời của thị trường
  • Cov (Re, Rm): hiệp phương sai giữa tỷ suất sinh lời chứng khoán e và tỷ suất sinh lời của thị trường
  • Var (Rm): phương sai của tỷ suất sinh lời thị trường
  Đáo hạn phái sinh là gì? Ngày đáo hạn phái sinh ảnh hưởng ghê gớm...

Tỷ suất sinh lời được tính như sau:

R = (p1-p0)/p0

Trong đó:

• P1: giá đóng cửa điều chỉnh phiên đang xét.
• P0: giá đóng cửa điều chỉnh phiên trước đó.

Hệ số Beta của toàn danh mục: được tính bằng tổng của beta của các cổ phiếu trong danh mục nhân với tỷ trọng của cổ phiếu đó.

Ví dụ: Danh mục A có 2 cổ phiếu: Cổ phiếu VNM (β = 0.6, tỷ trọng 60%) và cổ phiếu VIC (β = 0.7, tỷ trọng 40%). Hệ số β của danh mục A = 0.6 * 0.6 + 0.7 * 0.4 = 0.64

Ý nghĩa của hệ số beta

Hệ số β= 0:  có nghĩa là mức biến động giá của cổ phiếu hoàn toàn độc lập so với mức biến động của thị trường.

Hệ số β > 0: Nếu cổ phiếu có hệ số Beta lớn hơn 0 sẽ có 3 trường hợp xảy ra:

  • Nếu β = 1: Mức biến động giá của chứng khoán bằng mức biến động của thị trường.
  • Nếu β < 1: Mức biến động giá của chứng khoán thấp hơn mức biến động của thị trường.
  • Nếu β >1: Mức biến động giá của chứng khoán cao hơn mức biến động của thị trường. Trường hợp này đồng nghĩa với việc cổ phiếu này có khả năng sinh lời cao, nhưng đồng thời tiềm năng rủi ro cũng khá lớn. Ví dụ: Hệ số β của cổ phiếu A = 1,5748, điều này có nghĩa mức độ rủi ro của cổ phiếu này nhiều hơn mức độ rủi ro của thị trường (xấp xỉ đến 57,48%). Như vậy, mức độ rủi ro của cổ phiếu này so với thị trường là tương đối lớn và hệ số beta này cho thấy cổ phiếu A có lợi nhuận cao nhưng cũng rủi ro cao.
  Trade Là Gì? 4 Kiểu Trader Phổ Biến - Bạn Là Ai Trong Số Họ

Hệ số β < 0: có nghĩa là cổ phiếu có xu hướng biến động ngược chiều với biến động của thị trường.

Ứng dụng của hệ số beta chứng khoán

  • Hệ số Beta là một hế số quan trọng trong mô hình định giá tài sản vốn CAPM giúp nhà đầu tư phân tích và định giá cổ phiếu.
  • Việc tính toán giá trị hệ số beta sẽ giúp nhà đầu tư so sánh được mức độ biến động giá của cổ phiếu riêng lẻ so với mức độ biến động chung của thị trường. Qua đó có đưa ra các quyết định đầu tư và quản lý danh mục phù hợp.

Hạn chế của chỉ số beta

Việc phân tích hệ số beta giúp nhà đầu tư xác định đúng đối tượng cổ phiếu phù hợp với khẩu vị rủi ro của bản thân nhờ so sánh được các mức độ biến động giá cổ phiếu của doanh nghiệp so với mức độ biến động chung trên thị trường chứng khoán.

Hạn chế của chỉ số beta

Ngoài hệ số rủi ro, cần căn cứ vào nhiều chỉ số khác để tính toán đầu tư

Một giả thiết được đưa ra trong lý thuyết về hệ số beta, đó là tỉ suất sinh lời của cổ phiếu sẽ tuân theo phân phối chuẩn. Tuy vậy, trong thực tế, thị trường tài chính thường xuyên biến động rất khó lường, và không phải lúc nào chúng cũng tuân theo phân phối chuẩn. Vì vậy, việc sử dụng hệ số rủi ro beta để dự đoán xu hướng giá của cổ phiếu không phải lúc nào cũng chuẩn.

  Vòng quay khoản phải thu là gì? Công thức tính, ví dụ và ý nghĩa

Chẳng hạn, một cổ phiếu có chỉ số beta thấp (tức là mức biến động giá của nó thấp) nhưng cổ phiếu này có thể đang trong xu hướng giảm chậm rãi. Vì vậy việc thêm cổ phiếu này vào danh mục đầu tư sẽ làm giảm độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư, nhưng không làm giảm mức thua lỗ kỳ vọng.

Chiều ngược lại, một cổ phiếu có chỉ số beta cao có thể đang trong một xu hướng tăng nhanh. Vì vậy thêm cổ phiếu này vào danh mục đầu tư có thể sẽ làm giảm mức lỗ kỳ vọng của toàn bộ danh mục, mặc dù nó sẽ làm tăng độ biến động giá của danh mục.

Hệ số beta chứng khoán là một trong những hệ số quan trọng thường được các nhà đầu tư sử dụng trong việc định hướng các quyết định đầu tư. Tuy nhiên, để đem lại hiệu quả trong đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư cần phải kết hợp thêm những chỉ số khác để định giá cổ phiếu và đánh giá doanh nghiệp như P/E, ROE, ROA, EBIT…

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Chứng Khoán

Similar Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *